Truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát
Phật Bà Quan Âm, Quán Thế Âm Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát đều là những cách gọi của Quan Thế Âm Bồ Tát – vị Bồ Tát được xem là có pháp lực cao nhất chỉ sau Phật Tổ. Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Phật Bà Quan Âm.
Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm hay được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây Du Ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật thì Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh, đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa- giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác – cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm.
(Theo Wikipedia)
Ý nghĩa hình tượng Quan Âm trong văn hóa
Trong văn hóa truyền thống, các kiến trúc chùa chiền, cách sắp xếp thường thấy nhất là Phật Tổ ở giữa, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát ở hai bên. Dạng tượng đúc này thường thấy nhất là hình ảnh Phật Bà Quan Âm tay cầm bình cam lộ cùng cành liễu, ngồi trên tòa sen – loài hoa với những đức tính đẹp, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” được giáo lý nhà Phật ca tụng.
Tranh tượng hay hình ảnh trang trí phổ biến khác thường thấy là hình ảnh Phật bà nghìn mắt nghìn tay hoặc Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh bà đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Phật Bà Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.
Hình ảnh Phật Quan Âm tượng trưng cho lòng từ bi, phổ độ chúng sanh, từ bi hỉ xả, hóa giải được khổ đau và mang đến niềm an lành, hạnh phúc. Tranh hay tượng Phật Quan Âm thường được con cháu hay vãn bối dùng để tặng cho ông bà cha mẹ, bề trên để tỏ lòng kính yêu, hiếu thuận.
Ý nghĩa hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trong phong thủy
Trong phong thủy, tranh hay tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát thường được thờ cúng hay trưng bày trong gia đình, một mặt ý nghĩa tâm linh một mặt bổ trợ phong thủy để mang lại phước lành, may mắn. Hình tượng Quan Âm thường được sử dụng là tượng thờ trong nhà hay ngoài sân, để bàn, tranh phong thủy treo tường, mặt Phật trang sức đeo trên người.
Theo sử sách phong thủy và những lưu truyền trong dân gian, hình tượng quan âm bồ tát là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, chí bảo hóa giải hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ. Vì vậy, khi thể hiện hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong phong thủy, quan trọng nhất đó chính là khuôn mặt, hình tượng quan âm tự tại, phải thể hiện được nét mặt từ bi, hiền hậu, khi nhìn vào có cảm giác dễ chịu, an lành.
Tượng quan âm được đặt nhiều nơi như phòng khách, trong xe hơi, phòng làm việc, cách tốt nhất là nên đặt Tượng Phật quay đầu về hướng Đông hay hướng ra cổng chính. Không đặt tượng Phật trong phòng ăn hay thờ chung với Thần Tài (vì Thần Tài là vị Thần độ về tài lộc), nên cúng Phật bằng Hoa Quả, đồ chay.
Các gia đình đạo Phật thường thấy tượng Quan Âm hoặc những hình ảnh Phật Bà Quan Âm được thờ cúng trên các bệ cao với sự trang trọng. Người ta tin rằng thờ Phật Quan Âm trong nhà sẽ được Người phù hộ tai ương, đem lại cuộc sống bình an, Phật phổ độ phước lành tránh được nhiều tai ương, mang đến hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.