1, Lắng nghe tốt
Đầu tiên bạn cần phải nghe người đối diện nói về vấn đề gì, từ đó đưa ra những phản hồi phù hợp. Đây là một cách nói chuyện có duyên, cho thấy sự quan tâm của bạn đối với người đối diện.
– Hãy trả lời một cách dí dỏm, tuy nhiên, cần chú ý đến cách đối phương phản ứng lại. Liệu rằng họ có thích cách hài hước của mình hay không.
– Hãy tỏ ra ngụ ý rằng bạn đang theo dõi và hiểu câu chuyện của họ. Thỉnh thoảng bạn có thể so sánh câu nói của họ với một thứ gì khác. Càng hiểu rõ người đối diện, sự so sánh của bạn ngày càng tinh tế và hóm hình hơn.
2, Sử dụng cách “chơi chữ”
Hãy dùng những từ hoặc cụm từ người khác đã dùng, và áp dụng lên những trường hợp khác.
Tuy nhiên cần chú ý, không nên lạm dụng cách này nếu không bạn sẽ biến mình thành một người nói dối và kiêu ngạo khi sử dụng từ hoa mĩ quá nhiều.
3, Phản hồi nhanh và chính xác
Một cách nói chuyện có duyên mà chúng ta không thể không kể đến là phản hồi nhanh và chính xác, đừng quên kèm theo nụ cười nhé. Điều này không những cho thấy bạn hào hứng về câu chuyện của người đối diện, mà còn thu hút sự chú ý của người đó vào câu nói của bạn.
4, Điều chỉnh tốc độ nhanh – chậm khi nói
Nếu bạn cứ duy trì một tốc độ nói dễ khiến câu chuyện thiếu sự cuốn hút, đơn điệu, nhàm chán và chẳng ai muốn nghe tiếp cả. Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh giữa tốc độ nói chậm và nhanh tùy thuộc vào mức độ quan trọng của điều bạn muốn truyền đạt.
Khi tóm tắt vấn đề hoặc giới thiệu bối cảnh, hãy cố gắng nói nhanh hơn so với khi bạn nhắc tới các thông tin mới. Ngoài ra, khi mô tả một thuật ngữ quan trọng, hãy nói chậm lại để người nghe có thể hiểu.
Đây là một cách nói chuyện có duyên rất hay mà bạn có thể note lại và áp dụng.
5, Một chút dừng lại khi bạn chuẩn bị nói điều quan trọng
Im lặng cũng là một cách nói chuyện có duyên hơn. Chẳng hạn, một chút dừng lại khi bạn chuẩn bị nói điều quan trọng sẽ tạo sự hồi hộp, tò mò cho đối phương. Điều này khiến họ như nuốt từng lời từng chữ của bạn vậy.
6, Đừng sử dụng các từ ngữ sáo rỗng
Bạn muốn trở thành một người giao tiếp giỏi thì cần phải loại bỏ cách sử dụng các từ ngữ sáo rỗng, thay vào đó là lời nói khiến người nghe có thể hình dung ra điều bạn muốn truyền đạt. Trong trường hợp buộc phải đề cập đến một thuật ngữ mới, hãy cố gắng giải thích một cách rõ ràng, chi tiết.
7, Cường điệu cử chỉ sinh động và sáng tạo
Điều này không chỉ giúp bạn thể hiện sự hóm hỉnh, hoạt bát, mà còn tạo ra không khí gần gũi cho cuộc trò chuyện.
8, Tránh cãi cọ
Dù ý kiến của người đối diện có mâu thuẫn với ý kiến của bạn thì cũng hãy bình tĩnh và tìm cách nói thế nào để thuyết phục đối phương đồng ý với mình.
9, Tự tin
Điều này cũng dễ hiểu thôi, bạn phải học cách tự tin khi nói chuyện, nói nhiều, cũng như tin tưởng vào bản thân thì bạn mới có thể nói chuyện hay được. Bạn đang còn nghĩ “mình nói chuyện dở tệ” thì bạn chẳng bao giờ nói chuyện hay được. Để có thể tự tin thì bạn cũng nên suy nghĩ mọi thứ thật lạc quan, mọi thứ đều có điểm tốt của nó trừ khi bạn nhìn vào điểm xấu.