Sau khi hoàn thành khóa học tại Đại học Tokyo dưới thời Kenzo Tange năm 1959, KTS Kisho Kurokawa đã cùng với Kiyonori Kikutake và Fumihiko Maki bắt tay vào công cuộc hình thành nên phong trào Metabolist. Nguyên tắc của Metabolist xoay quanh các ý tưởng về sự vô thường, tính thay đổi trong quá trình phát triển tự nhiên. Những ý tưởng này được phát triển để trở thành công trình giáo dục lúc bấy giờ.
KTS Kisho Kurokawa cho biết rằng lý tưởng của những nhà nghiên cứu Metabolist được lấy cảm hứng từ quan niệm của người Nhật về xây dựng. Giữa bối cảnh hầu hết những ngôi nhà gỗ tại Nhật Bản đều bị phá hủy sau chiến tranh, thêm vào đó là sự xuất hiện của những thảm họa tự nhiên nên người Nhật dường như phải làm lại tất cả từ vạch xuất phát. Điều này được KTS Kisho Kurokawa gọi là “sự mông lung của cuộc sống, niềm tin thiếu hụt vào mắt nhìn và lòng hoài nghi về sự bất diệt.”
Nakagin Capsule Tower
Cơ hội đầu tiên để Kurokawa khám phá về ý tưởng này cách sâu sắc đến từ Hội chợ Triển lãm Osaka Expo năm 1970, vị KTS đã thiết kế 2 không gian triển lãm – Takara Beautillion và Toshiba IHI. Tuy nhiên một điển hình toàn vẹn nhất về phong cách thiết kế của ông là tòa tháp Nakagin Capsule Tower xây dựng năm 1972 – tòa nhà được hình thành từ các khối hình “con nhộng” được sản xuất sẵn nhằm thay thế dễ dàng trong suốt quá trình hoạt động của công trình.
Hiện tòa tháp Nakagin Capsule Tower đang được đặt lên cán cân tranh luận về việc bảo tồn, một vài đề xuất đưa ra rằng nên trả lại hình hài, cấu trúc công trình về đúng với ban đầu sau nhiều thời gian được thay thế, điều này đã chứng minh được giá trị để lại của KTS Kisho Kurokawa cho đến ngày nay. Sau khi nhóm Metabolist thuở sơ khai tan rã đầu những năm 1970, lý tưởng của họ đã được xem là sản phẩm lịch sử thuộc tư duy không tưởng nhưng năm 1960.
Và còn nhiều công trình khác:
Nagoya City Art Museum
Van Gogh Museum Exposition Wing
Toshiba-IHI Pavilion