Đặc điểm chung của cây nguyệt quế
Nguyệt quế là loại cây thân gỗ dạng bụi lớn, có thể phát triển cao từ 9-15m. Lá cây có mùi thơm, phiến lá hình bầu dục, hoa mùa trắng lục nhạt, mọc thành cặp cạnh kẽ lá. Cây ra hoa và lá xanh quanh năm.
Cây thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà, công việc hoặc làm thành các dạng cây bonsai nhỏ để trang trí trong phòng khách. Chúng tạo nên vẻ đẹp xanh mát, mùi hương thơm ngát, tô điểm cho ngôi nhà.
Không chỉ có vậy, các nhà khoa học cũng tìm ra nhiều thành phần quan trọng cây nguyệt quế, có thể ứng dụng trong việc giảm đau cũng như chống viêm nhiễm và oxy hóa đặc biệt hiệu quả. Lá của loại cây này còn có thể tạo nên hương vị thơm ngon cho các bữa ăn gia đình.
Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế
Từ xưa, cây nguyệt quế đã được xem là loài cây cảnh phong thủy cao quý với nhiều ý nghĩa đặc biệt. Người Hi lạp xem đây là loài cây tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang. Vòng hoa nguyệt quế đến tận ngày nay vẫn được sử dụng là biểu tượng quà tặng trong các cuộc thi hay giải đấu.
Còn trong phong thủy Á Đông, nguyệt quế có thể mang đến may mắn và thành công trong công danh, sự nghiệp, giúp gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.
Mặt khác, cây có mùi thơm dễ chịu, giúp tinh thần thoải mái, vui tươi, luôn tươi mới, vừa giữ cho đầu óc tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện đồng thời mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
Cây nguyệt quế hợp với người tuổi nào
Xét theo phong thủy, cây nguyệt quế là cây thân gỗ nhỏ, dáng đẹp, hoa lớn màu trắng hơi vàng nhạt, hương thơm, rất thích hợp với người tuổi Thân. Trồng cây nguyệt quế có thể tiếp thêm sức mạnh, giúp bạn vượt qua được những khó khăn và thử thách, bước đến thành công. Với người làm ăn kinh doanh, cây còn có thể đem đến chiến thắng, may mắn và tài lộc cho chủ nhân tuổi Thân. Một mặt, nó còn là lời nhắc nhở “đừng ngủ quên trong chiến thắng”, ngủ quên trong quá khứ mà bỏ lỡ hiện tại, không chịu cố gắng phấn đấu để phát triển hơn.
Trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Về kỹ thuật trồng, cây nguyệt quế có thể trồng theo 4 phương pháp là chiết cành, giâm cành, ghép mắt và gieo hạt. Tùy vào điều kiện mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Cây con khi đã đủ ngày, có thể chuyển ra chậu bonsai hoặc đất vườn để cây có đủ không gian và dinh dưỡng phát triển.
Về chăm sóc cây nguyệt quế, đây không phải là loài cây ưa sáng nên bạn cần tránh để cây tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao. Bonsai để bàn có thể đem ra phơi nắng vào buổi sáng hay chiều, nền nhiệt thích hợp khoảng vào 23-29 độ C. Cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên cho cây và giữ độ ẩm đất.
Kết: Nguyệt quế là loại cây cảnh đẹp và có ý nghĩa phong thủy tốt lành. Người tuổi Thân trồng cây này sẽ nhận được nhiều tài lộc và vận may, cơ hội và động lực để đi đến thành công.