Tại sao nhiều người lựa chọn cây lưỡi hổ để bàn làm việc
Lưỡi hổ là loại cây cảnh phong thủy được nhiều người ưa chuộng. Bởi đây là loại cây cảnh đẹp mắt, màu xanh hoặc xanh vàng căng mượt, mang đến vẻ đẹp tươi mát và tràn đầy năng lượng sống cho nơi làm việc, giúp thư giãn cả tinh thần lẫn đôi mắt của bạn.
Quan trọng hơn, loại cây này cực dễ trồng và thích nghi tốt được với môi trường văn phòng, kể cả phòng máy lạnh. Cây có nguồn gốc từ vùng sa mạc nên có sức sống mạnh mẽ, không cần tưới nước thường xuyên hay tỉ mẩn chăm sóc. Bởi vậy mà những người bận rộn, hay quên đều có thể nuôi sống nó dễ dàng. Mặt khác, cây không dễ bị phá dáng, phát triển có mức độ và vẫn luôn giữ được kích thước như ban đầu nên để làm làm việc vẫn luôn hợp ý và đẹp mắt.
Hơn hết, loại cây này còn được chứng minh có khả năng làm giảm lượng bức xạ từ máy tính, hút bớt nhiều loại khí độc, có khả năng giảm bớt hiệu ứng nhà kính, mang đến bầu không khí trong lành, sạch sẽ cho văn phòng.
Riêng trong phong thủy bàn làm việc, một cây lưỡi hổ hợp mệnh, hợp tuổi với chủ nhân có thể mang đến may mắn, tài lộc và nhiều điều tốt lành, giúp công việc suôn sẻ, thành công tốt đẹp.
Chọn cây lưỡi hổ hợp phong thủy bàn làm việc
Để chọn cây lưỡi hổ phong thủy để bàn làm việc phù hợp, bạn cần chú ý chọn cây hợp với mệnh, tuổi của mình. Cụ thể, theo phong thủy, cây lưỡi hổ có lá xanh, viền vàng – màu bản mạng của mệnh Thổ nên đặc biệt thích hợp với những người mệnh Thổ hoặc Kim (do Thổ sinh Kim). Nó sẽ là tấm bùa hộ mệnh cản tai ương, bổ sung sinh khí cùng nguồn năng lượng tích cực, mang đến nhiều may mắn cho họ.
Với cây cảnh để bàn làm việc, bạn nên căn cứ vào kích thước bàn để chọn. Đa số bàn làm việc nhân viên có kích thước vừa và nhỏ, bạn có thể chọn loại chậu cảnh để bàn, chậu đất hoặc chậu thủy sinh nhỏ gọn. Đối với văn phòng giám đốc, trưởng phòng, bạn có thể chọn những loại chậu cảnh lớn hơn, để trên bệ hoặc dưới mặt đất cạnh bàn làm việc tùy theo sở thích. Lưu ý không nên chọn cây cảnh quá to và rậm rạp sẽ khiến góc làm việc bị khuất sáng, u tối và thiếu may mắn.
Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ bàn làm việc
+ Ánh sáng: Cây lưỡi hổ thích nghi với nhiều loại môi trường và điều kiện ánh sáng khác nhau, nên hoàn toàn có thể phát triển tốt trong văn phòng. Tuy vậy, để cây luôn xanh mướt, bạn nên định kỳ đưa cây ra ngơi có nắng mặt trời.
+ Nước: cây lưỡi hổ có nguồn gốc sa mạt nên không cần tưới nhiều nước. Tưới nước thường xuyên còn có thể khiến cho cây bị úng và chết. Riêng với giống thủy sinh, nếu bạn dùng nước máy thì hãy để 1 ngày cho bốc hết mùi clo rồi mới cho vào bình. Thay nước khi nước đục và loại bỏ rễ cây thối nếu có.
+ Dinh dưỡng: cây lưỡi hổ chăm sóc không khó, thông thường mỗi tháng bạn chỉ cần dùng 1-2 viên vitamin B1 thay phân bón là được, vừa sạch sẽ lại tiết kiệm.
+ Đất trồng cây: lưỡi hổ có thể sống trên mọi loại đất thậm chí cả thủy sinh 100%