Có vẻ khá lạ khi canh củ cải trắng nấu gừng có thể trị được sổ mũi và giải cảm được đúng không nào. Tuy nhiên đây lại là một cách khá hữu hiệu đấy.
Nguyên liệu cần có gồm 25g gừng thái sợi, 50g củ cải thái lát mỏng, 500ml ml nước. Cho tất cả vào nồi, nấu trong 15 phút, thêm một chút đường nâu để vừa ăn, khuấy đều, khi củ cải chín thì tắt bếp .
Khi bị cảm sổ mũi, mỗi ngày ăn từ 1 đến 2 lần và mỗi lần chỉ ăn khoảng 200ml canh là đủ. Lúc nào thấy đã khỏi bệnh thì ngưng ăn.
2, Cháo gà hoặc canh gà
Cháo gà hay canh gà đều là hai món ăn luôn được mệnh danh là thuốc chữa cảm sổ mũi mang lại hiệu quả. Ông bà ta từ xưa đến nay mỗi khi bệnh đều nấu canh gà hay cháo gà cho ăn vì nó có tác dụng phòng chống và chữa bệnh cảm tốt.
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng và y học cho thấy, thịt gà hay món canh gà, cháo gà có chứa hàm lượng axit amin thiết yếu mà cơ thể cần nhằm giúp tăng cường chức năng miễn dịch và chống lại các đợt tấn công của virus cảm. Khi thịt gà đi vào cơ thể xuống đường ruột sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong hệ tiêu hóa, từ đó những cơn sổ mũi do cảm lạnh cũng không còn nữa.
3, Cháo bạc hà
Cháo bạc hà cũng có tác dụng giải cảm, trị sổ mũi rất tốt nhờ vào tinh chất the mát trong bạc hà được đun nóng cùng gạo, khi ăn vào có tác dụng giã mồ hôi, tiêu trừ đờm, thông mũi, mát họng và hết bệnh nhanh chóng.
Chỉ cần dùng một ít lá bạc hà, rửa sạch rồi cắt nhỏ, rồi xay lấy nước. Gạo vo sạch, nấu cháo, khi vừa chín tới thì thêm bạc hà vừa xay vào nấu thêm khoảng 1 phút là có thể cho ra chén và ăn. Một ngày nên ăn 1 lần, khoảng 2 đến 3 ngày sau là cơm sổ mũi cùng cảm cúm của bạn sẽ bay biến hết đấy.
4, Canh khổ qua nhồi tôm
Khổ qua hay còn gọi là ổ qua, mướp đắng, trong Đông y có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt giải độc và hiệu quả giải cảm khá tốt. Vào mùa mưa, một nồi canh khổ qua nhồi tôm có thể giúp bạn làm nóng từ bên trong cơ thể, giải cảm, cung cấp dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng và giúp an thần, dễ ngủ hơn nhé.
Dùng tôm tươi bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ, bỏ chỉ đen, đem giã nhuyễn. Những phần còn lại của tôm giã lọc lấy nước. Nấm hương, nấm mèo ngâm nở, cắt nhỏ cùng hành tím, hành lá. Tiếp theo, trộn đều thịt tôm với nấm, gia vị. Khổ qua cắt khúc, bỏ ruột, sau đó nhồi hỗn hợp nguyên liệu vào trong. Phần nước tôm lọc đem đun sôi, rồi cho khổ qua vào, nêm gia vị vừa ăn.
5, Canh trứng cà chua
Trứng gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có khả năng hỗ trợ điều trị cảm cúm, tăng cường sức khỏe. Mặt khác, cà chua có chứa nhiều vitamin, khi kết hợp với trứng gà có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết.
Lấy cà chua rửa sạch, cắt nhỏ. Cho bột mì, gia vị, nước vào một cái tô, khuấy đều, nặn thành hình thoi nhỏ. Bột tráng qua nước, vớt ra cho vào tô nước lạnh để không bị dính. Đun nóng nồi cùng với dầu mè, cho cà chua vào xào mềm ra. Nấu sôi một lượng nước đủ dùng sau đó cho bột, trứng gà đã tách lòng đỏ, đánh đều vào và nấu sôi thêm 5 phút, nêm gia vị vừa ăn.
6, Canh cải bẹ xanh nấu gừng
Canh cải bẹ xanh nấu gừng tươi cực dễ làm, tính ấm và giải cảm siêu hiệu quả. Cải bẹ xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, hỗ trợ điều trị táo bón, mụn nhọt. Trong khi đó, gừng là vị thuốc có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị cảm cúm, đau họng, ho… do nhiễm lạnh, mắc mưa.
Cải bẹ cắt khúc, rửa sạch. Gừng cắt sợi. Đun sôi nồi nước, cho gừng cắt sợi vào. Nước sôi cho rau cải vào và nấu khoản 1 phút, vì cải nhanh chín nên chú ý không nấu quá lâu, nêm gia vị vừa ăn.
7, Canh bầu tôm tươi
Quả bầu có vị ngọt tính hàn thường được dùng để giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu… Vào mùa mưa, kết hợp canh bầu nấu tôm, cho thêm ít tiêu vừa khử tanh lại làm ấm, toát mồ hôi, giúp giải cảm nhanh chóng, món ngon tốt cho sức khỏe.
Bầu gọt vỏ, băm thành miếng nhỏ. Tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, cắt thành miếng nhỏ. Xào sơ qua tôm với dầu ăn, hành tím băm. Đổ một lượng nước thích hợp vào, nấu sôi. Khi nước sôi, cho bầu vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nấu thêm 3 phút thì tắt bếp.