1. Khử kim loại nặng cho cơ thể
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Acupuncture & Electro-therapeutics Research gần đây, dùng thường xuyên rau mùi (dưới hình thức rau tươi, nước ép hay nấu chín) có tác dụng loại bỏ thủy ngân và chì ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, làm giảm triệu chứng chóng mặt do bị phơi nhiễm thủy ngân.
2. Chống viêm nhiễm
Do có chứa dưỡng chất cineole và axit linoleic (có tác dụng chống viêm nhiễm) nên loại rau này cần được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày của những bệnh nhân viêm khớp.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có một số tác dụng phụ sẽ xảy ra nếu ăn quá nhiều.
– Trong rau mùi có các chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các vấn đề về gan nếu dùng với số lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan.
– Rau mùi có thể khắc phục các vấn đề về tiêu hóa, nhưng nếu lạm dụng, dạ dày có thể gặp rắc rối, kéo theo các hiện tượng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong vòng một tuần liền gây ra các triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau dạ dày, nôn mửa.
– Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau mùi vì một số thành phần trong loại rau này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sinh dục phụ nữ, gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và sức khỏe thai nhi.
3. Trị bệnh thiếu máu
Thường xuyên ăn rau mùi giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt, giúp điều trị bệnh thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.
4. Giảm cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt
Nếu thường xuyên ăn hoặc uống nước ép rau mùi, các hợp chất trong cây rau mùi như axit linoleic, axit oleic, axit palmitic, axit stearic và axit ascorbic (vitamin C) có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol xấu bám vào các thành động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tăng lượng cholesterol tốt trong máu, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch.
5. Khắc phục các vấn đề tiêu hóa
Theo TS. James A. Duke - chuyên gia sinh học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, tác giả của nghiên cứu mang tên The CRC Handbook of Medicinal Herbs (Sổ tay sử dụng thảo dược CRC) thì khi thấy khó chịu hoặc đau dạ dày, nên uống một ly nước ép lá rau mùi để cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Ngoài ra, rau mùi chứa dồi dào chất borneol và linalool, có tác dụng trợ giúp tiêu hóa, trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Sử dụng rau mùi cũng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiêu chảy (gây ra bởi các loại vi khuẩn và nấm) vì các hợp chất cineole, borneol, limonene, alpha pinene và beta phelandrene trong rau mùi có tác dụng chống vi khuẩn rất mạnh.
Và cũng nhờ tính chất kháng khuẩn mà việc ăn rau mùi thường xuyên sẽ mang lại hơi thở thơm tho, hạn chế các chứng bệnh viêm loét miệng.
6. Trị bệnh đậu mùa
Tinh dầu rau mùi có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng chống vi khuẩn, chống nhiễm trùng và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, sự hiện diện của vitamin C và chất sắt có trong rau mùi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa và trị bệnh đậu mùa một cách hiệu quả.
Hơn nữa, rau mùi còn có khả năng làm dịu các cơn đau và giúp bệnh nhân bị đậu mùa nhanh phục hồi sức khỏe.
7. Giúp củng cố trí nhớ, ổn định tinh thần
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc ĐH Liên bang Rio de Janeiro (Brazil) đã cho thấy apigenin - một hoạt chất có nhiều trong rau mùi - giúp hình thành và tăng cường sự kết nối giữa các tế bào thần kinh ở người.
Hoạt chất này có tác dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ các tế bào gốc biến đổi thành tế bào thần kinh chỉ trong 25 ngày; các tế bào thần kinh khi được cho thêm apigenin đã phát triển mạnh mẽ và tinh vi hơn so với những tế bào bình thường. Sự phát triển các tế bào thần kinh này giúp ích nhiều trong việc củng cố trí nhớ và học tập.
Theo các chuyên gia ở ĐH Suresh Gyan Vihar (Ấn Độ), nên xịt một ít tinh dầu chiết xuất từ rau mùi trong phòng để giảm cảm giác bồn chồn, lo âu, ổn định tinh thần khi bị hoảng loạn (mà không cần dùng đến thuốc an thần).
8. Điều hòa kinh nguyệt
Bằng cách kích thích và làm cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, rau mùi giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.
9. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Food Science (Mỹ), rau mùi còn được xem là thảo dược chống bệnh đái tháo đường nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ và khả năng cân bằng đường huyết cũng như giảm cholesterol (mỡ máu). Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu trên chuột, so sánh với tác dụng chống đái tháo đường của rau mùi với tác dụng lâm sàng của thuốc glibenclamide.
Kết quả, rau mùi không chỉ bảo vệ chức năng gan, mà còn làm hạ đường huyết, hạn chế tình trạng máu nhiễm mỡ, và hiệu ứng chống oxy hóa, giảm được bệnh đái tháo đường ở những con chuột đã mắc bệnh.
10. Chăm sóc mắt
Rau mùi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A, C và các khoáng chất như phốt-pho… giúp ngăn chặn sự lão hóa sớm ở mắt, từ đó giúp phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và làm dịu căng thẳng cho mắt.
Ngoài ra, rau mùi còn làm tăng hương vị cho thức ăn, cung cấp nguồn bổ sung như mangan, vitamin A và B-9 (folate), vitamin K cần thiết cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cục máu đông và giúp xương chắc khỏe.